Đi ngoài ra nước không đau bụng: Nguyên nhân và cách chữa tại nhà

Đi ngoài ra nước không đau bụng còn gọi là tiêu chảy. Tiêu chảy tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, người bệnh cần lưu ý để có biện pháp điều trị đúng đắn. Nội dung bài viết dưới đây không chỉ giúp bạn nhận biết được triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Còn biết được tác nhân gây bệnh cũng như cách chữa hợp lý.

Nguyên nhân đi vệ sinh ra nước không đau bụng

Đi ngoài ra nước không đau bụng là hiện tượng phổ biến, nhiều người gặp phải. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiêu chảy không đau bụng? Theo dõi nội dung dưới đây để biết thêm chi tiết.

Ăn uống không đảm bảo vệ sinh
  • Ăn uống: Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm ôi thiu, làm tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đến đi ngoài ra nước
  • Nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun sán, trùng roi,... có trong món tái, sống hoặc nguồn nước ô nhiễm theo đường tiêu hóa vào cơ thể.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng,... trong thời gian dài. Bị bệnh đái tháo đường, bệnh cường giáp,...  làm mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột, dẫn đến đi ngoài.
  • Không dung nạp đường lactose: Đường lactose được tìm thấy trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Nhiều người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa loại đường này, dẫn đến đi ngoài sau khi sử dụng vài loại sữa.
  • Do nhiễm các loại vi khuẩn như vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn thương hàn, virus rota, E.coli,... Loại vi khuẩn này là tác nhân trực tiếp dẫn đến đi ngoài ra nước

Một số dạng đại tiện ra nước phổ biến nhất

Một số dạng đi ngoài ra nước không đau bụng phổ biến nhất hiện nay là gì? Với mỗi loại tiêu chảy cấp, triệu chứng chung là đi ngoài thường xuyên, nhiều lần trong ngày, có thể sốt hoặc không, nôn hoặc không, đau bụng hoặc không,... Phân biệt rõ để có cách xử trí tốt hơn.

1. Tiêu chảy do nhiễm khuẩn, nhiễm độc từ thức ăn

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn, nhiễm độc từ thức ăn có thể do khuẩn Salmonella. Thường gặp ở đối tượng ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn có khả năng đột nhập vào niêm mạc ruột và gây bệnh như Salmonella.

Thời gian ủ bệnh trung bình 12 – 36 giờ sau ăn. Triệu chứng điển hình là sốt, đau vùng bụng hoặc quanh rốn, tiêu chảy nhiều lần, phân thối, đôi khi có dịch nhày, máu,... Trường hợp nặng có thể rối loạn điện giải do mất nước (môi khô, mắt trũng, khát nước,...) 

Ngoài ra, tiêu chảy có thể xuất hiện khi ăn thức ăn có chứa độc tố của vi khuẩn đã hình thành sẵn trong thức ăn và chính độc tố này gây bệnh. Triệu chứng lâm sàng là tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đau bụng, không sốt, buồn nôn, nôn,... Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất nước và tử vong.

2. Tiêu chảy dạng tả

Tiêu chảy dạng tả có thể do khuẩn Vibrio cholerae hoặc tiêu chảy với biểu hiện hội chứng lỵ. 

Tiêu chảy dạng tả
  • Bệnh tả: Bệnh do vi khuẩn Vibrio cholerae gây nên. Thời gian ủ bệnh trung bình 5 ngày. Triệu chứng: đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lờ lờ như nước vo gạo, không đau bụng, không sốt, có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng. Bệnh dễ thành dịch.
  • E.coli sinh độc tố ruột: Tăng tiết dịch và điện giải vào lồng ruột, không có viêm. Nguồn lây và thức ăn và nước. Thời gian ủ bệnh 24- -27 giờ, có thể sốt nhẹ, phân nhiều nước.
  • Lỵ trực khuẩn: Do Shigella gây ra. Biểu hiện là đau quặn bụng, mót rặn, đi ngoài như nước rửa thịt, sốt,... Cần điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, hiện nay trực khuẩn đã kháng với nhiều loại kháng sinh nên cần lựa chọn loại thích hợp.
  • Escherichia coli (E.coli): Gây tiêu chảy với các triệu chứng đi kèm: đau quặn, mót rặn, phân lỏng,...

Điều trị đi ỉa ra nước không đau bụng bằng cách nào?

Điều trị đi ngoài ra nước không đau bụng bằng cách nào? Để ngăn chặn biến chứng khó lường có thể xảy ra, bệnh nhân cần được điều trị đại tiện ra nước càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị hiệu quả.

1. Sử dụng thuốc tây y

Khi tiêu chảy, cơ thể mất khá nhiều nước và rối loạn điện giải. Vì vậy, việc đầu tiên người bệnh nên thực hiện là bù nước và chất điện giải. Sử dụng oresol hoặc uống nước đun sôi để nguội.

Trường hợp nhẹ, tình trạng đi ngoài được cải thiện sau một vài ngày. Nếu các biểu hiện không cải thiện, người bệnh có triệu chứng nôn, đau bụng dữ dội, sốt cao liên tục,...

Thuốc tây

Nếu bệnh nhân bị nhiễm lỵ trực khuẩn E.coli, bác sĩ sẽ chỉ định uống kháng sinh như: Ciprofloxacin, Ofloxacin,... trường hợp nhiễm khuẩn tả có thể sử dụng thuốc: Biseptol, Tetracycline,...

Lưu ý: Thuốc tây y có tác dụng giảm nhanh triệu chứng đại tiện ra nước. Tuy nhiên, với người già hoặc trẻ nhỏ, có hệ tiêu hóa kém, lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột,...

>>Xem thêm: Đi ngoài ra máu khám ở đâu [5 địa chỉ tốt nhất Hà Nội] 

2. Sử dụng bài thuốc đông y

Hiện nay, các bài thuốc đông y chữa đại tiện ra nước được nhiều người áp dụng. Vì những bài thuốc này có tính an toàn, hiệu quả cao. Bệnh nhân có thể tham khảo một số cách dưới đây.

Lá mơ lông

Cách thực hiện:

  • Hái nắm lá mơ lông, rửa sạch, thái nhỏ
  • Trộn với 1 quả trứng gà ta, nướng trên chảo có lót lá chuối hoặc hấp cách thủy
  • Ăn 2 – 3 lần liên tục trong 3 – 4 ngày

Hồng xiêm xanh

Cách làm: Hồng xiêm thái lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần dùng 10 lát sắc uống với nước. Duy trì trong 2 ngày sẽ thấy tác dụng.

Đi ngoài ra nước nên ăn gì và kiêng gì?

Đi ngoài ra nước không đau bụng nên ăn gì và kiêng gì? Ngoài những bài thuốc tây y và đông y, bệnh nhân nên kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, giúp tăng cường sức đề kháng,...

1. Nên ăn gì khi đi ngoài ra nước

Uống nhiều nước
  • Lựa chọn thức ăn lỏng, nhẹ dễ tiêu hóa như cháo, súp,...
  • Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất, chất điện giải bằng cách ăn nhiều trái cây, rau củ như chuối, cam, quýt, cà rốt,...
  • Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Bổ sung thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như khoai lang để cải thiện hệ tiêu hóa

2. Nên kiêng gì khi đi ngoài ra nước

  • Không ăn những món chưa được nấu chín kĩ như: tiết canh, nem chua, gỏi cá,...
  • Kiêng rau sống, rau chân vịt, rau cần, giá đỗ,...
  • Không ăn thịt mỡ, hải sản, đồ tanh, lạnh gây khó tiêu, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm và gia vị sinh hơi như tỏi, hành, đậu tương, bí đỏ,...
  • Tuyệt đối không uống nước ngọt có ga, bia, rượu,... khiến tình trạng đi ngoài trầm trọng hơn.

Lời khuyên từ bác sĩ: Theo các chuyên gia, để phòng tránh hiện tượng đi ngoài ra nước, mỗi người cần phải nghiêm túc thực hiện những lưu ý sau:

  • Ăn thực phẩm đã đun chín, uống nước đã đun sôi. Tuyệt đối tránh rau sống, hải sản, mắm tôm, gỏi cá,...
  • Dùng xà phòng để rửa tay trước ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Sử dụng nước sạch trong ăn uống, nếu không có máy lọc phải dùng cloramin B để khử khuẩn
  • Khi gia đình hoặc người xung quanh có hiện tượng đi ngoài ra nước, phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Không được phóng uế bừa bãi, phải đi vệ sinh đúng nơi.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết đi ngoài ra nước không đau bụng nguyên nhân do đâu, cảnh báo bệnh gì, cách điều trị nào hiệu quả? Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.