Đi ngoài ra bọt nguy hiểm không? Cách khắc phục triệt để

Đi ngoài ra bọt nguy hiểm không? Có phải viêm đại tràng không? Đại tiện ra bọt là hiện tượng rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết triệu chứng này cảnh báo bệnh gì, nguyên nhân do đâu? Theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.

Nguyên nhân vì sao đi ngoài ra bọt

Nguyên nhân vì sao đi ngoài ra bọt? Một người khỏe mạnh, có hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ cho ra phân có chất lượng ổn định, không mềm quá cũng không cứng quá. Tuy nhiên, một số trường hợp đi ngoài ra phân sủi bọt. Bất cứ thứ gì cũng có nguyên nhân của nó. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến phân sủi bọt thường xuyên.

  • Nóng trong người

Phân sủi bọt là triệu chứng cho thấy bạn đang bị nóng trong người do cơ địa, thức khuya, do tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh. Đối với những người uống nhiều thuốc kháng sinh không chỉ có hiện tượng sủi bọt, mà còn có mùi nồng hơn bình thường.

Nóng trong người
  • Bất ổn về tâm lý

Căng thẳng kéo dài không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu hóa, còn khiến người trưởng thành đại tiện ra bọt. Lý do là bởi mỗi lần stress, nhu động ruột sẽ hoạt động mạnh hơn gấp nhiều lần.

  • Rối loạn tiêu hóa

Chứng rối loạn tiêu hóa hay gặp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, do những co thắt không bình thường ở cơ vòng. Nguyên nhân do chúng ta nạp vào dạ dày những thức ăn không hợp vệ sinh, có tính hàn hoặc tính nóng mạnh hơn mức cho phép.

Triệu chứng: Bệnh nhân bị tiêu chảy 3 – 4 lần ngay sau khi phát bệnh. Sau khi đi ngoài xong, nếu quan sát kỹ sẽ thấy một lớp bọt mỏng nổi trên phân.

  • Viêm đại tràng

Bên cạnh nguyên nhân cơ địa và vấn đề ăn uống, người trưởng thành có thể đại tiện ra bọt do viêm đại tràng. 

Ngoài tình trạng đại tiện ra phân mềm có sủi bọt, viêm đại tràng cũng khiến người bệnh đau quặn bụng từng cơn, tim đập nhanh hơn mức bình thường, đầy hơi, mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, táo bón xen kẽ tiêu chảy,...

Nếu không điều trị kịp thời, viêm đại tràng sẽ trở thành mãn tính. Dẫn đến biến chứng nguy hiểm như tắc ruột, xuất huyết đại tràng, nghiêm trọng nhất là ung thư đại tràng,...

Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng nên làm gì để khắc phục?

Đi ngoài ra bọt nên làm gì để khắc phục? Theo thống kê thì tỷ lệ người lớn đại tiện ra bọt không hề thấp. Nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách khắc phục tình trạng này. Dưới đây là những hướng dẫn cần thiết bạn nên làm khi đại tiện ra bọt.

>>Xem thêm: Ỉa ra máu giai đoạn đầu: Nguyên nhân và cách chữa tại nhà

Trường hợp 1. Bình thường

Đi ngoài ra bọt
  • Đại tiện ra bọt ở người lớn là hiện tượng bình thường khi số lần đi ngoài từ 1 – 2 lần/ngày. Đồng thời cân nặng vẫn duy trì ở mức ổn định, bụng không bị đau quặn kéo dài.
  • Trong trường hợp này, chúng ta không cần bận tâm vì đây không phải là triệu chứng của bệnh. Chỉ là biểu hiện của việc lượng nhiệt cơ thể tăng cao. Bạn nên chú ý điều chỉnh khẩu phần ăn uống, nghỉ ngơi thì phân sẽ không còn sủi bọt.

Trường hợp 2. Bất thường

  • Tình trạng đại tiện ra bọt kéo dài, diễn ra thường xuyên, có kèm theo triệu chứng rối loạn tiêu hóa hoặc viêm đại tràng
  • Đối với rối loạn tiêu hóa, bạn có thể uống một số loại men tiêu hóa như Lactomin plus, Smecta, Antibio, cốm Bioacimin,... theo liều lượng từ 1 – 2 lần/ngày.
  • Nếu phân hoặc nước tiểu lẫn máu, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để tránh bệnh diễn biến phức tạp.

Người lớn nên làm gì để ngăn ngừa đại tiện ra bọt

Người lớn nên làm gì để ngăn ngừa đi ngoài ra bọt? Đại tiện ra bọt có thể là phản ứng bình thường của cơ thể với thức ăn có tính nóng, do tâm lý hoặc do bệnh lý,...

Là lý do gì chăng nữa, đây cũng là tình trạng khiến chúng ta lo lắng. Đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng ngược. Ghi nhớ những điều sau đây để phòng tránh khi cần thiết:

Rửa sạch tay trước khi ăn
  • Hình thành thói quen tốt cho bản thân như ăn chín, uống sôi, ăn chậm nhai kỹ,... để ngăn chặn những tác hại từ môi trường và giảm áp lực làm việc lên dạ dày.
  • Nhớ rửa tay thật sạch trước khi ăn. Thói quen này giúp bạn tránh đến 50% các bệnh về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, cần dành sự quan tâm đến nguồn gốc các loại thực phẩm. 
  • Hạn chế ăn các món cản trở quá trình tiêu hóa, gây nóng trong người. Đồng thời bổ sung nhiều nước hơn cho cơ thể nếu có bị đại tiện ra bọt cũng không bị mất nước.
  • Điều quan trọng, luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, hạn chế căng thẳng, dành nhiều thời gian để tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý.

Chữa bé đi ngoài ra bọt như thế nào?

Chữa bé đi ngoài ra bọt như thế nào? Bị trẻ đại tiện ra bọt, trẻ thường quấy khóc, bú kém, đau bụng. Đi ngoài quá nhiều khiến trẻ mất nước, dẫn đến mệt mỏi. Trẻ sơ sinh còn rất non nớt, cha mẹ cần theo dõi trẻ và đưa trẻ đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, kiểm tra, xác định nguyên nhân, đưa ra phương án điều trị kịp thời.

>>Xem thêm: Đi cầu ra máu tươi: 7 nguyên nhân và 3 cách chữa tại nhà

Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào, kể cả men tiêu hóa nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc cầm tiêu chảy.

Bé sơ sinh 1 tháng tuổi đi ngoài ra bọt và cách phòng tránh 

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là chất đề kháng giúp bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn gây hại.

Sữa mẹ được thiết kế phù hợp cho sự phát triển, giúp hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện. Vì thế, nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để phòng chống tiêu chảy cũng như nhiều bệnh lý khác. Trẻ được bú sữa mẹ có tỷ lệ bị tiêu chảy ít hơn trẻ bú sữa công thức hoặc trẻ không được bú mẹ hoàn toàn. 

Ngoài ra, người mẹ trong quá trình mang thai cũng nên chăm sóc thai sản tốt. Tạo tiền đề sức khỏe cho trẻ, hạn chế nhiễm khuẩn trong giai đoạn trước sinh.

Trong thời gian cho con bú, đặc biệt trong 1 – 2 tháng đầu, người mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Vì thức ăn mà mẹ ăn sẽ chuyển hóa thành sữa. Người mẹ nên ăn các loại thức ăn lành tính như thịt nạc, rau ngót, trứng, tôm,... hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn,...

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết đi ngoài ra bọt nguy hiểm không? Cách khắc phục ở người lớn và trẻ sơ sinh hiệu quả. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí. 


Các tìm kiếm liên quan đến đi ngoài ra bọt

chữa bé đi ngoài ra bọt

bé sơ sinh 1 tháng tuổi đi ngoài ra bọt

đi ngoài ra bọt ở trẻ sơ sinh

trẻ 2 tháng đi ngoài sủi bọt

trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy

đi ngoài ra chất nhầy màu vàng

bé đi ngoài có nhầy mũi

đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng