Bệnh trĩ nội độ 2: Triệu chứng và cách trị triệt để

Bệnh trĩ nội độ 2 là giai đoạn phát triển kế tiếp của trĩ nội độ 1. Đối với giai đoạn trĩ độ 2, việc điều trị bắt đầu gặp nhiều khó khăn. Hơn thế, bệnh nhân có khả năng gặp các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó. việc chữa trị kịp thời và đúng cách là điều rất cần thiết. 

Bệnh trĩ nội độ 2 là gì? 

Bệnh trĩ nội độ 2 là một dạng bệnh trĩ xuất hiện trong ống hậu môn. Trĩ nội thực chất là tình trạng tĩnh mạch dưới của trực tràng hậu môn sa giãn. Bệnh có khả năng dẫn đến biểu hiện khó chịu và biến chứng nguy hiểm. 

Trĩ nội độ 2

Trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn. Trong đó, trĩ nội độ 2 là giai đoạn búi trĩ đã phát triển, sa ra khỏi ống hậu môn. Tuy nhiên, đối với giai đoạn này, búi trĩ vẫn có khả năng tự co lên được sau khi đại tiện.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ nội độ 2

Bệnh trĩ nội độ 2 hình thành mạnh mẽ từ trĩ độ 1 khi bệnh nhân không điều trị kịp thời, đúng cách. Ngoài ra, còn rất nhiều tác nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của bệnh lý này. Cụ thể:

  • Có chế độ ăn uống thiếu chất xơ
  • Căng thẳng kéo dài
  • Đứng lâu một chỗ, ngồi nhiều
  • Không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể
  • Ít vận động
  • Mang thai và sinh đẻ
  • Táo bón mãn tính
  • Tiêu chảy mãn tính
  • Thường xuyên mang vác vật nặng, mang vác vật nặng không đúng cách
  • Lớn tuổi
  • Chơi thể thao hoặc lao động quá sức

Nhận biết các dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 2

Bệnh trĩ nội độ 2 thường được nhận biết thông qua một số triệu chứng chính như đại tiện ra máu, đau rát hậu môn khi đại tiện, hậu môn luôn trong trạng thái ẩm ướt,... Cụ thể:

>>Xem thêm: Bệnh trĩ nội độ 3: Cách nhận biết và điều trị tốt nhất

  • Cảm giác đau rát, vướng víu hậu môn

Cảm giác đau rát, vướng víu hậu môn rõ ràng nhất khi bệnh nhân đi đại tiện. Với giai đoạn 2, búi trĩ có triệu chứng phình to, sưng to, lấn chiếm lòng hậu môn,...

Chính điều này khiến bệnh nhân luôn có cảm giác vướng víu, nổi cộm, khó chịu ở hậu môn. Khi đại tiện, lượng phân cần được loại bỏ sẽ ma sát và vướng vào búi trĩ, gây đau đớn dữ dội.

Trong thời gian đi đại tiện, nếu quan sát kỹ người bệnh sẽ nhìn thấy có một lượng nhỏ máu tươi dính vào giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Trường hợp khác, lượng máu tiết ra nhiều hơn. Chúng nhỏ thành từng giọt hoặc bắn thành tia.

Đại tiện ra máu
  • Hậu môn ẩm ướt có dịch nhầy

Búi trĩ sưng viêm thì tình trạng tiết dịch càng gia tăng. Chất dịch tiết ra sẽ chảy khỏi cửa hậu môn. Gây ra tình trạng nhờn rít, ẩm ướt tại hậu môn.

  • Ngứa hậu môn

Khi ngứa hậu môn, bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan, cần đến địa chỉ y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám. Tình trạng ngứa hậu môn cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như: viêm da tiếp xúc, bệnh tiểu đường, nhiễm giun kim,...

  • Búi trĩ sa xuống hậu môn nhưng tự co lên được

Ở bệnh trĩ nội cấp độ 2, búi trĩ sẽ phát triển và bắt đầu sa xuống hậu môn lúc đại tiện. Người bệnh có thể dùng tay sờ để cảm nhận búi trĩ. Tuy nhiên, sau vài phút, búi trĩ có thể tự thụt vào trong, bệnh nhân không cần dùng tay để tác động.

Bệnh trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ nội độ 2 không phải là mức độ nhẹ nhất nhưng cũng không phải mức độ nặng nhất của trĩ nội. Tuy nhiên, những triệu chứng khó chịu mà căn bệnh này mang lại như sưng to, viêm nhiễm,... khiến hậu môn luôn có cảm giác ẩm ướt, ngứa ngáy, khó chịu,...

  • Thiếu máu mãn tính: Biến chứng thiếu máu có thể tác động và gây ra một số bệnh lý và vấn đề khác như rối loạn giấc ngủ, sức khỏe giảm sút, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, không thể tập trung,...
  • Viêm nhiễm hậu môn: Dẫn đến một số vấn đề khác như áp xe hậu môn, lở loét, trong hậu môn hình thành lỗ rò,... 
  • Viêm nhiễm phụ khoa: Phụ nữ bị trĩ độ 2 rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Vì hậu môn gần vùng kín nữ, khi lượng dịch tiết ra từ búi trĩ sẽ mang theo nhiều vi khuẩn, chúng có thể tiếp xúc với vùng kín của chị em. 

Bệnh trĩ nội độ 2 có tự khỏi được không?

Bệnh trĩ nội độ 2 có tự khỏi được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Ở cấp độ 2, bệnh nhân bị trĩ nội được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa. Ngoài ra, bệnh nhân cần thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp, chế độ ăn uống khoa học,...

1. Thuốc trị trĩ nội độ 2 hiệu quả

Bệnh trĩ nội cấp độ 2 chắc chắn không thể tự khỏi nếu không được điều trị. Với cấp độ 2, việc điều trị nội khoa được áp dụng nhiều hơn cả. Tùy thuộc sức khỏe bệnh nhân, bác sĩ kê cho bạn đơn thuốc có nhiều loại thuốc khác nhau:

Thuốc Aspirin
  • Thuốc giảm đau: Trường hợp viêm đau cấp tính, bệnh nhân bị trĩ có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Aspirin, Ibuprofen hoặc Acetaminophen,...
  • Thuốc đặt hậu môn: Loại thuốc này có khả năng tác động trực tiếp vào vùng hậu môn của người bệnh. Giúp giảm đau rát, ngứa ngáy, viêm nhiễm,... tạm thời. Đồng thời, tác động làm giảm kích thước búi trĩ.

2. Bệnh trĩ độ 2 có cần phẫu thuật?

Thời gian sử dụng thuốc, bệnh nhân bị trĩ độ 2 nếu có triệu chứng đau đớn dữ dội tại hậu môn và chảy máu trực tràng, sa nghẹt búi trĩ... cần nhanh chóng đến địa chỉ y tế chuyên khoa ngay lập tức.

Tại đây, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang áp dụng phương pháp đông - tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.

Ưu điểm của phương pháp: giảm thiểu đau đớn, hạn chế máu chảy, không để lại sẹo xấu sau phẫu thuật, không ảnh hưởng tới mô lành tính, không tái phát, không biến chứng, thuốc đông y hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,...

3. Phương pháp hỗ trợ điều trị trĩ nội độ 2 tại nhà

Ngoài việc áp dụng những phương pháp điều trị nội khoa hoặc sử dụng công nghệ hiện đại. Bệnh nhân có thể thực hiện một số phương pháp chăm sóc tại nhà. Cụ thể:

  • Xây dựng chế độ ăn uống nhiều chất xơ

Thêm vào khẩu phần ăn nhiều rau xanh, củ, trái cây tươi,... phòng ngừa táo bón hiệu quả. Chất xơ giúp mềm phân, dễ dàng đi đại tiện mà không gây đau đớn hay chảy máu.

  • Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp bạn phòng ngừa táo bón, mềm phân, giảm áp lực tác động lên búi trĩ. Tốt nhất nên uống đủ 2 - 2,5 lít nước/ngày. Có thể sử dụng nước lọc, nước hầm xương, nước canh, trái cây tươi,...

Uống đủ nước
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích

Tránh xa bia rượu, caffeine, thuốc lá,... Đây là những sản phẩm không chỉ gây bệnh táo bón, còn khiến bệnh trĩ ngày càng nghiêm trọng hơn.

  • Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu

Nhịn đại tiện khiến phân khô, táo bón xuất hiện. Chính vì thế, khi mỏi đại tiện, cần đi ngay. Ngoài ra, bạn cần tránh đi đại tiện quá lâu, không rặn quá mạnh và không vừa đi đại tiện vừa chơi điện thoại,...

  • Tập thể dục hàng ngày

Đi xe đạp, đi bộ, bơi lội,... giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón. Kích thích hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, giúp cơ thể và tinh thần thư giãn,...

  • Không nên căng thẳng

Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng trong một thời gian dài,... có thể khiến búi trĩ phát triển nghiêm trọng hơn. Cần có chế độ làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tránh buồn phiền, âu lo,...

Như vậy, qua nội dung trong bài, mọi người đã biết bệnh trĩ nội độ 2 là gì? Từ những thông tin, chúng ta đã nhận thấy giai đoạn 2, bệnh trĩ nội tương đối khó điều trị, dễ dàng phát triển và gây nguy hiểm. Vì thế, khi có triệu chứng bất thường, cần sớm đến bệnh viện và báo ngay với bác sĩ chuyên khoa. 




Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ nội độ 2

trĩ nội độ 1

trĩ nội độ 3

trĩ nội độ 2 có tự khỏi

thuốc trị trĩ nội độ 2

hình ảnh trĩ nội độ 2

trĩ độ 2 có cần phẫu thuật

bệnh trĩ ngoại

điều trị trĩ