Bệnh trĩ nội độ 1 chữa tại nhà có an toàn và hiệu quả?

Bệnh trĩ nội độ 1 là thuật ngữ chỉ tình trạng trĩ nội mới khởi phát. Búi trĩ còn nhỏ và chưa sa ra ngoài. Chảy máu khi đại tiện là triệu chứng chính của bệnh. Nếu phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu và điều trị đúng phương pháp. Trĩ nội cấp độ 1 có thể chữa khỏi triệt để, không mất nhiều thời gian, không tốn kém chi phí.

Bệnh trĩ nội cấp độ 1 là gì?

Bệnh trĩ nội độ 1 là gì? Y học chia các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ nội thành 4 cấp độ. Trong đó, trĩ nội độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất, đánh dấu sự hình thành và phát triển của bệnh.

Trĩ nội độ 1

Giai đoạn này, tĩnh mạch nằm trên đường lược ở hậu môn. Có hiện tượng sưng, giãn và hình thành búi trĩ nhỏ. Gây chảy máu khi đi cầu cùng một số biểu hiện khó chịu khác.

>>Xem thêm: Bệnh trĩ nội độ 2: Triệu chứng và cách trị triệt để

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội độ 1

Bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn bệnh mới khởi phát nên các dấu hiệu còn khá mơ hồ. Nếu không quan tâm đến sức khỏe bản thân, mọi người khó lòng mà nhận ra được. Dưới đây là một số biểu hiện trĩ cấp độ 1:

Đây là triệu chứng sớm nhất của bệnh. Xuất hiện xuyên suốt giai đoạn trĩ nội, chỉ khác nhau về tần suất và số lượng máu.

Ở mức độ 1, thỉnh thoảng máu chảy hậu môn khi đi đại tiện. Một số người phát hiện máu dính trong giấy vệ sinh. Một số khác lại thấy máu lẫn trong phân.

Đại tiện ra máu

Cần lưu ý rằng, hiện tượng đại tiện ra máu còn cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Chẳng hạn như táo bón, polyp trực tràng, viêm đại tràng, xuất huyết tiêu hóa,... Nghiêm trọng hơn là ung thư đại trực tràng.

  • Có cảm giác vướng víu, khó đại tiện

Trĩ nội độ 1 có thể khiến mạch máu tăng sinh, phình to, xâm lấn vào lòng hậu môn. Bệnh nhân có cảm giác vướng víu, rặn mạnh mỗi khi đại tiện.

Thực tế có không ít trường hợp than phiền về chứng căng tức hậu môn khi bị trĩ nội độ 1.

Búi trĩ nằm trong ống hậu môn có thể bị sưng, viêm, tiết dịch. Chất dịch chảy ra ngoài gây ẩm ướt hậu môn. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây kích ứng, ngứa hậu môn. 

Bệnh trĩ nội độ 1 chữa như thế nào cho hiệu quả?

Bệnh trĩ nội độ 1 chữa như thế nào cho hiệu quả? Trĩ nội độ 1 có thể được điều trị khỏi mà không cần đụng chạm đến dao kéo (có nghĩa là không cần phẫu thuật). Các phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay bao gồm. 

1. Cách chữa trĩ nội độ 1 tại nhà bằng “cây nhà lá vườn”

Vì ngại đi khám bệnh, nhiều người có khuynh hướng lựa chọn giải pháp tự nhiên để loại bỏ trĩ nội giai đoạn 1. Dưới đây là một số giải pháp được mọi người rỉ tai nhau áp dụng. 

Mẹo chữa bệnh trĩ nội cấp độ 1 bằng hoa hòe

Cách sử dụng:

Hoa hòe
  • Ngoài hoa hòe, bạn cần chuẩn bị các vị thuốc khác gồm bá tử nhân, chỉ xác và kinh giới tuệ, sử dụng nguyên liệu khô. 
  • Tất cả trộn lẫn với nhau và tán thành bột mịn
  • Uống 2 – 3 lần/ngày với nước ấm

Khắc phục trĩ nội độ 1 bằng rau diếp cá

Ngoài ra, bạn có thể dùng rau diếp cá để giảm sưng búi trĩ theo cách dưới đây:

Rau diếp cá
  • Dùng 1 nắm rau diếp cá nấu sôi kỹ để lấy 2 lít nước
  • Tiếp theo gạn nước diếp cá ra một cái bô hay chậu nhỏ và đưa hậu môn lại gần để xông trong 15 phút.
  • Khi nước nguội lấy rửa hậu môn
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần cho đến khi các triệu chứng bệnh được dập tắt hoàn toàn.

>>Xem thêm: Bệnh trĩ nội độ 3: Cách nhận biết và điều trị tốt nhất

Cách chữa trĩ nội độ 1 bằng đương quy


Cách sử dụng:

  • Các nguyên liệu cần chuẩn bị: Đương quy (30g), nghiệt mộc (30g), phác tiêu (60g), sinh địa du (30g), phá môn (30g).
  • Loại trừ phác tiêu, bạn đem tất cả các vị thuốc còn lại cho vào ấm sắc chung. Sắc thuốc với 2 lít nước trong khoảng 15 phút.
  • Gạn lấy nước và thêm phác tiêu vào quậy cho tan
  • Dùng hỗn hợp trên ngâm hậu môn mỗi ngày 1 lần trong 20 phút để cải thiện các dấu hiệu của trĩ nội độ 1.

Lưu ý: Những cách điều trị bệnh trĩ cấp độ 1 tại nhà tương đối an toàn. Tuy nhiên, cần có sự kiên trì, không phải trường hợp nào áp dụng cũng đạt hiệu quả cao. Nên chủ động tới bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn thuốc nếu biểu hiện bệnh ngày càng nặng thêm.

2. Trĩ nội độ 1 uống thuốc có khỏi không?

Các thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh trĩ nội độ 1 đều hướng đến mục đích: giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng, kiểm soát không để bệnh tiếp tục phát triển.

Thuốc Hydrocortisone
  • Thuốc chống ngứa: Hydrocortisone hay Oxide. Các thuốc này có thể được điều chế dưới dạng thuốc mỡ hoặc kem bôi ngoài hậu môn nhằm cắt đứt cơn ngứa khó chịu.
  • Chất làm mềm phân: Loại thuốc này thường chứa glycerine giúp nhuận tràng, có thể giải quyết chứng táo bón mãn tính. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng sẽ dễ bị phụ thuộc vào thuốc, nguy cơ phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ khác. 
  • Thuốc chống nhiễm khuẩn: Gồm có một số loại kháng sinh thông dụng như Penicillin hay Cephalosporin. Chúng được chỉ định khi hậu môn có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Thuốc đặt hậu môn: Chẳng hạn như Proctolog, Neo Haelar hay Avenoc. Các thuốc này có tác dụng giảm ngứa, kháng viêm, tăng độ bền cho thành mạch và đẩy nhanh tiến độ hồi phục của bệnh.
  • Vitamin P (Rutin): Thuốc được biết đến với tác dụng bảo vệ thành mạch. Bổ sung vitamin B đúng cách sẽ giúp các thành mạch trĩ có khả năng co giãn tốt hơn, ngăn chặn không cho búi trĩ tiếp tục sưng to.
  • Thuốc sắt: Được chỉ định bổ sung để ngăn ngừa thiếu hụt tế bào hồng cầu do đi ngoài ra máu.

Lưu ý: Các loại thuốc Tây thường đi kèm tác dụng phụ, không tốt cho sức khỏe nếu sử dụng một thời gian dài. Vì vậy, bệnh nhân tuyệt đối không phụ thuộc hay lạm dụng thuốc. Bác sĩ khuyên bệnh nhân nên sử dụng kết hợp cả thuốc đông và tây y.

Trĩ nội độ 1 nên ăn gì và nên kiêng gì?

Bệnh trĩ nội độ 1 nên ăn gì và nên kiêng gì là điều bệnh nhân băn khoăn, thắc mắc. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn và nên kiêng, bệnh nhân cần ghi nhớ.

1. Thực phẩm tốt cho người bị trĩ nội độ 1

Rau củ quả
  • Rau củ và trái cây giàu chất xơ: Rau đay, rau diếp cá, cà rốt, khoai lang, cải bó xôi, đu đủ, chuối,... 
  • Thực phẩm có tính mát: Chanh, bí đao, cà chua, dưa hấu, đậu phụ,...
  • Cá hồi, cá ngừ,... Chúng bổ sung lượng omega 3 dồi dào giúp giảm sưng viêm búi trĩ.
  • Các thực phẩm chứa nhiều sắt: Ăn lòng đỏ trứng gà, gạo đỏ, rau lá xanh, rau dền,... giúp bổ sung lượng máu đã mất do đi ngoài ra máu.
  • Sữa chua và các thức uống lên men: Bổ sung probiotic hỗ trợ tiêu hóa.
  • Các loại nước: Nước canh rau, nước dừa, nước lọc, nước ép trái cây đều tốt cho người bị trĩ độ nội 1. 

2. Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi bị trĩ nội cấp độ 1

  • Bánh mì trắng: Thực phẩm này chứa ít chất xơ nếu ăn quá nhiều sẽ dễ bị táo bón
  • Thức ăn nhanh, các món chiên xào: Chúng chứa nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, tăng cân. Cả hai yếu tố này đều góp phần khiến cho bệnh trĩ nội độ 1 có cơ hội tiến triển qua trĩ nội cấp độ 2.
  • Các món mặn: Những món ăn chứa nhiều muối có thể gây tích nước trong cơ thể. Gia tăng áp lực lên tĩnh mạch khiến búi trĩ sưng to.
  • Gia vị cay: Tiêu, ớt,... dễ bị táo bón. 
  • Các loại đồ uống, chất kích thích: Bia, rượu, cà phê, nước ngọt có ga,... nên hạn chế tối đa.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết bệnh trĩ nội độ 1 chữa tại nhà có an toàn và triệt để không? Đối với giai đoạn 1 của bệnh trĩ nội, bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc tại nhà từ “cây nhà lá vườn”, thuốc tây y, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh,...



Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ nội độ 1

cách chữa trĩ nội độ 1 tại nhà

trĩ nội độ 1 uống thuốc có khỏi không

trĩ nội độ 1 nên ăn gì

trĩ nội độ 2

hình ảnh trĩ nội độ 1

trĩ nội độ 1 chữa như thế nào

trĩ độ 1 có cần phẫu thuật

điều trị trĩ nội độ 1 như thế nào