Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1: Triệu chứng và cách điều trị triệt để

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh trĩ. Do đó triệu chứng thường nhẹ, ít gây cản trở trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày. Lúc này, bệnh nhân thường không được chỉ định phẫu thuật. Thay vào đó giải pháp điều trị chủ yếu tập trung vào việc dùng thuốc tây, bài thuốc dân gian. Kết hợp với thay đổi lối sống, sinh hoạt hằng ngày để cải thiện triệu chứng, làm teo búi trĩ.

Trĩ ngoại cấp độ 1 là gì? Triệu chứng nhận biết

Trĩ còn gọi là bệnh lòi dom. Là thuật ngữ đề cập đến tình trạng các tĩnh mạch cạnh trực tràng – hậu môn giãn quá mức gây sưng, đau, viêm. Đối tượng mắc bệnh là người bị táo bón kinh niên, phụ nữ mang thai, người ít vận động,...

trĩ ngoại độ 1

Trĩ được phân thành 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ ngoại thường được phát hiện dễ dàng, điều trị nhanh chóng. Bởi vì người bệnh có thể cảm nhận được sự hiện diện, tồn tại của búi trĩ khi mới hình thành. 

Trĩ nội chỉ có thể cảm nhận được khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Khi búi trĩ đã sa ra bên ngoài hậu môn hoặc bị tổn thương dẫn đến viêm, sưng, nhiễm trùng,...

1. Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 là gì?

Có thể khái quát tiến triển của bệnh trĩ ngoại thành 4 cấp độ. Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 là mức độ nhẹ nhất của bệnh trĩ. Thời điểm này, búi trĩ mới hình thành nên còn nhỏ, chưa biểu hiện triệu chứng rõ rệt hay gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Không giống như bệnh trĩ nội, trĩ ngoại dễ phát hiện hơn do chúng thường nằm phía dưới đường lược và thò ra ngoài hậu môn ngay khi mới hình thành. Vì vậy, người bệnh dễ dàng phát hiện búi trĩ bằng cách dùng tay cảm nhận.

2. Triệu chứng nhận biết trĩ ngoại độ 1

Người bị trĩ ngoại cấp độ 1 thường xuất hiện các biểu hiện sau đây:

  • Ngứa ngáy hậu môn.
  • Nóng rát ở hậu môn, đôi khi là sưng phồng. Cảm giác này sẽ xuất hiện nhiều hơn dựa trên mức độ sưng phồng của búi trĩ. 
  • Búi trĩ có màu hồng nhạt, kích thước khá nhỏ, chỉ bằng hạt đỗ xanh và mềm như cục thịt thừa.
  • Một hoặc nhiều búi trĩ thò ra bên ngoài hậu môn.

Trĩ ngoại cấp độ 1 nếu như không phát hiện và điều trị sớm. Bệnh có thể chuyển biến sang các cấp độ nghiêm trọng hơn. Gây đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày.

Hướng dẫn cách điều trị trĩ ngoại cấp độ 1

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1, búi trĩ mới xuất hiện, kích thước còn nhỏ. Công tác điều trị chủ chủ yếu là dùng thuốc tây. Phối hợp với việc thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt hằng ngày để làm nhỏ, teo búi trĩ. Giải pháp phẫu thuật cắt búi trĩ ở giai đoạn này chưa được cân nhắc.

1. Thuốc tây chữa bệnh trĩ cấp độ 1

Thông thường, bệnh nhân bị trĩ độ 1 sẽ được chỉ định thuốc uống kết hợp thuốc bôi để điều trị bệnh. Các thuốc dùng trong bệnh trĩ chủ yếu là:

Thuốc tây chữa bệnh trĩ
  • Thuốc kháng viêm, giảm đau, cầm máu để giảm cảm giác đau rát, viêm ngứa hậu môn.
  • Thuốc chống trương lực thành mạch và chống co thắt đại tràng: giúp tĩnh mạch trĩ co lại, tiêu búi trĩ.
  • Thuốc nhuận tràng, thanh nhiệt: trị táo bón.

Chính vì tính chất đa dạng của thuốc điều trị bệnh trĩ, bệnh nhân nên thăm khám sớm tại cơ sở y tế uy tín để được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua, dùng và lạm dụng trong thời gian dài vì điều này có thể tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ đến sức khỏe.

2. Cách chữa trĩ ngoại độ 1 tại nhà bằng bài thuốc dân gian

Bài thuốc trị bệnh từ dân gian luôn được áp dụng phổ biến nhờ vào tính chất an toàn, lành tính, tiện lợi khi áp dụng tại nhà. Một số biện pháp trị bệnh dân gian gồm có:

Rau diếp cá chữa bệnh trĩ cấp độ 1

Cách 1: Uống nước ép từ diếp cá

  • Rửa sạch 200 gam diếp cá,  sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy phần nước. 
  • Thêm 1- 2 muỗng đường cho dễ uống, mỗi ngày dùng 1 cốc.
Rau diếp cá

Cách 2: Đắp rau diếp cá

  • Rửa sạch 100 gam rau diếp cá tươi, sau đó vớt ra, để ráo nước rồi xay nhuyễn trong máy xay sinh tố.
  • Đắp hỗn hợp trên lên búi trĩ, nghỉ ngơi thư giãn trong khoảng 1 tiếng thì gỡ bỏ, rửa sạch hậu môn bằng nước sạch.
  • Thực hiện 2  – 3 lần mỗi ngày cho đến khi búi trĩ teo lại.

Nha đam chữa trĩ giai đoạn đầu

Cách 1: Bôi gel nha đam

  • Bẻ đôi nha đam, hứng lấy chất gel chảy ra.
  • Bôi trực tiếp chất gel lên hậu môn. 
  • Thực hiện nhẹ nhàng, đều đặn từ 2  – 3 lần vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Cách 2: Ăn nha đam

  • Lõi nha đam (sau khi đã gọi bỏ vỏ) đem rửa sạch với nước.
  • Xay nhuyễn hoặc cắt nha đam thành hạt lựu, đem nấu với nước và đường phèn.
  • Uống 1 – 2 ly mỗi ngày.

Lá trầu không chữa trĩ giai đoạn đầu

Cách 1: Đắp lá trầu không và muối

  • Rửa sạch 20 lá trầu không rồi ngâm với nước muối trong khoảng 30 phút, sau đó cắt nhỏ, đun với nước sôi (1 lít).
  • Khi nước sôi, tắt bếp, cho thêm ít muối vào, dùng nước trên để xông hậu môn.
  • Khi nước nguội, dùng nước trên để ngâm rửa hậu môn, có thể dùng bã lá chà nhẹ. 
Lá trầu không

Cách 2: Lá trầu không & hạt gấc

  • Lá trầu không rửa sạch, hạt gấc đập dập.
  • Cho 2 nguyên liệu vào trong nồi nước sôi, đun trong khoảng 10 phút.
  • Dùng nước trên xông hậu môn cho đến khi nước nguội. Thực hiện 1 lần/ ngày, duy trì trong 2 tuần.

Hoa thiên lý chữa trĩ cấp độ 1

Theo một số nghiên cứu Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt nhẹ, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, an thần, tiêu viêm nên giúp thanh nhiệt, ngủ ngon giấc, giảm đau lưng, trị lòi dom. Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý được thực hiện như sau:

  • Đem 100 gam lá non hoa thiên lý rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với 30 ml nước ấm, khuấy đều rồi gạn lấy phần nước, bỏ phần bã.
  • Đắp nước trên lên búi trĩ. Thực hiện 2 – 4 lần/ ngày, kiên trì trong 3 –  4 ngày.

3. Biện pháp thay đổi lối sống và sinh hoạt hằng ngày

Chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt hằng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự tiến triển của bệnh, hỗ trợ làm teo búi trĩ. Với bệnh nhân bị trĩ ngoại giai đoạn 1, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

Uống nhiều nước
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc.
  • Uống nhiều nước
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều đạm khó tiêu.
  • Hạn chế ngồi quá lâu. 
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để ngừa táo bón.
  • Vệ sinh hậu môn thật sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn.
  • Không dùng giấy vệ sinh thô ráp, bẩn, kém chất lượng.
  • Chườm đá để giảm sưng viêm khi cần thiết. 

Nhìn chung, bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 thường nhẹ và có thể khắc phục bằng thuốc tây hoặc biện pháp thông thường tại nhà. Phát hiện và tích cực điều trị ngay giai đoạn sớm là cách tốt nhất ngăn bệnh tiến triển, biến chứng.



Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ ngoại cấp độ 1

trĩ ngoại độ 2

cách chữa trĩ ngoại độ 1 tại nhà

trĩ ngoại độ 3

bệnh trĩ ngoại cấp độ 4

trĩ cấp độ 1

trĩ ngoại các cấp độ

hình ảnh trĩ ngoại nhẹ

dấu hiệu bệnh trĩ ngoại