Bệnh trĩ nên ăn gì, nên làm gì là hợp lý và tốt nhất

Bệnh trĩ nên ăn gì, nên làm gì là hợp lý nhất? Thói quen ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh trĩ, bên cạnh các yếu tố khác như thuốc, phương pháp phẫu thuật,... Có thể nói, một chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học góp phần to lớn đẩy lùi các triệu chứng bệnh trĩ.

Người bệnh trĩ ăn gì tốt nhất?

Người bệnh trĩ nên ăn gì tốt nhất? Bệnh trĩ có quan hệ nhân quả với hệ tiêu hóa nên cần phối hợp điều trị toàn diện. Một trong những tác nhân hình thành trĩ là do táo bón. Chính vì thế, cơ thể cần cung cấp chất xơ, nước,... giúp phòng tránh táo bón.

1. Bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào – Thực phẩm nhiều chất xơ

Theo Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – chuyên khoa II ngoại tiêu hóa thuộc Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết: “Người bệnh trĩ cần chú trọng những thực phẩm chứa nhiều chất xơ, chất nhuận tràng tự nhiên”. Cụ thể:

Thực phẩm giàu chất xơ
  • Các loại rau quả: cà rốt, mướp đắng súp lơ, khoai lang,...
  • Các loại ngũ cốc: đậu phụ, ngũ cốc xay, gạo lứt, yến mạch nguyên cám,...
  • Các loại rau nhuận tràng: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền, rau cải các loại, bầu bí mướp, măng, xà lách, củ cải đỏ,...
  • Các loại quả: cam, quýt, bưởi, mận, dâu tây, dưa hấu,... Và tránh ăn các loại quả có tính nóng như mít, nhãn, xoài,...

2. Bệnh trĩ nên ăn rau gì – Thực phẩm nhiều chất sắt chống thiếu máu

Đại tiện ra máu, thiếu máu, mệt mỏi,... là triệu chứng chung của người bệnh trĩ. Vì thế, muốn tăng cường sức khỏe, phục hồi lượng máu đã mất. Người bệnh trĩ cần ăn nhiều thực phẩm chứa sắt để cơ thể bổ sung hồng cầu và tạo máu. Cụ thể:

  • Việt quất: Chứa nhiều chất sắt, giúp hồi phục tổn thương trong thành mạch máu, tăng cường sức khỏe tổng thể của hệ thống mạch.
  • Rau cải bó xôi: Tốt cho bộ máy tiêu hóa, làm sạch và hồi phục ruột. Thành phần magie trong rau rất hữu ích cho hoạt động của ruột
  • Thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc từ động vật: Bầu dục bò, bầu dục lợn, cá chép, cua đồng, gan bò, gan gà, gan lợn, gan vịt, lòng đỏ trứng gà, lòng đỏ trứng vịt, sữa bò, sữa mẹ, tép khô, tiết lợn sống, tim bò, tim gà, tim lợn, tôm khô, thịt ba chỉ, thịt bồ câu, thịt gà, trứng gà, trứng vịt,...
  • Thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc từ thực vật: Mộc nhĩ, nấm hương khô, cùi dừa khô, vừng, đậu tương, rau câu khô, cần tây, rau đay, rau bó xôi, bông cải xanh, hạt sen khô, rau dền đỏ, ngô vàng khô, đậu phộng hạt, cà chua, rau muống, gạo tẻ, củ sắn, khoai tây, cà rốt, su hào, bưởi, cam, chanh, chuối tiêu, mận, dưa hấu, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt điều,...

3. Bị trĩ có nên ăn sữa chua?

Bị trĩ có nên ăn sữa chua? Câu trả lời là Có, vì sữa chua chứa rất nhiều thành phần có các loại men Probiotics. Theo khuyến cáo từ trung tâm y tế Hoa Kỳ, người bị trĩ nên bổ sung 1 hũ sữa chua mỗi ngày. Giúp cung cấp chế phẩm sinh học Probiotics có lợi. Từ đó tăng cường sức khỏe tiêu hóa và chức năng miễn dịch.

Probiotics cải thiện chức năng ruột, tăng cường nhu động ruột, làm mềm phân, điều trị dứt điểm táo bón, ngăn chặn búi trĩ hình thành. 

Sữa chua

Lưu ý: Mỗi hộp sữa chua 100g chứa vài tỷ men vi sinh Probiotics, nên bệnh nhân trĩ chỉ cần dùng 100g sữa chua mỗi ngày là đủ.

4. Cách chữa bệnh trĩ nhẹ bằng việc uống nhiều nước

Tâm lý chung của bệnh nhân trĩ là sợ đại tiện. Vì mỗi lần đại tiện là đau đớn, máu chảy theo phân. Rất nhiều bệnh nhân trĩ nhịn đại tiện. Hậu quả là phân trong ruột già tích tụ lại, bị nước hấp thu nên càng khô và rắn. Đến khi không thể nhịn được nữa, cố gắng đi đại tiện thường rặn quá mạnh. Khiến tĩnh mạch ở hậu môn vỡ, máu chảy nhiều.

Do đó, uống nhiều nước giúp nhuận tràng, phân dễ dàng di chuyển xuống ống hậu môn, việc đại tiện thuận lợi hơn. Vì vậy, mỗi buổi sáng nên uống một cốc nước lạnh sẽ kích thích đại tiện. 

Đồng thời, tạo thói quen đi đại tiện mỗi ngày vào các buổi sáng để tránh táo bón và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. 

Một ngày, người bệnh trĩ nên uống ít nhất 2 lít nước mới có thể bổ sung được đầy đủ lượng nước trong cơ thể. Có thể uống nước lọc, nước ép trái cây, nước canh,... 

Người bệnh trĩ nên làm gì để nhanh khỏi bệnh?

Người bệnh trĩ nên ăn gì tốt nhất? Người bệnh trĩ nên làm gì để nhanh khỏi bệnh? Ngoài chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt khoa học, hợp lý, lành mạnh,... quyết định rất nhiều đến việc giảm thiểu triệu chứng bệnh trĩ.

>>Xem thêm: Bệnh trĩ uống thuốc gì [15 thuốc chữa trĩ hiệu quả]

1. Rửa hậu môn sau khi đi đại tiện

Người bệnh trĩ cần chú trọng đến việc vệ sinh hậu môn. Không nên vệ sinh hậu môn bằng giấy vệ sinh thường. Loại giấy này khô, chứa nhiều hóa chất tẩy trắng. Có thể làm trầy xước niêm mạc hậu môn, nhiễm trùng,... khiến bệnh nặng thêm.

Rửa hậu môn sau khi đi đại tiện

Tốt nhất nên rửa hậu môn bằng nước sạch, dùng khăn bông mềm nhẹ nhàng lau khô. Dù ngứa cũng không được mạnh tay chà sát, cần nhẹ nhàng. 

Ngoài việc vệ sinh hậu môn mỗi lần đại tiện. Mọi người cần vệ sinh thêm ít nhất 2 lần buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ để giảm thiểu tình trạng ngứa, khó chịu, viêm nhiễm hậu môn,...

Người bị trĩ không nên vệ sinh hậu môn bằng xà phòng. Vì xà phòng dễ gây khô da, kích ứng mạnh gây đau rát. Tốt nhất nên sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ hoặc pha nước muối loãng để rửa hàng ngày.

2. Nên ngồi xổm khi đi đại tiện

Tư thế ngồi xổm là tư thế tự nhiên, thoải mái nhất. Giúp ruột chuyển động dễ dàng và nhanh hơn, ngăn chặn táo bón. 

Đối với bà bầu, có thể kê chân lên ghế khi ngồi bệ xí để tạo thành tư thế ngồi xổm khi đại tiện.

3. Ngâm hậu môn trong nước ấm

Ngâm hậu môn trong nước ấm và cách tốt nhất giảm sưng, đau, giảm nhiễm trùng, phù nề. Mỗi ngày 2 lần, bệnh nhân nên ngâm hậu môn với nước ấm pha chút muối loãng. Chú ý không nên pha với quá nhiều muối vào nước ngâm, dễ đau xót và nhiễm trùng hậu môn.

Trước khi ngâm hậu môn nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Sau đó ngồi vào chậu nước hoặc bồn tắm khoảng 15 phút. Muối có tác dụng sát trùng, chống viêm hậu môn. Nước ấm giúp hậu môn bớt đau rát, dễ chịu hơn. 

Thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ

Người bệnh trĩ nên ăn gì tốt nhất? Thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ là những gì? Dưới đây là một số món ăn người bệnh trĩ nên ăn. Theo đông y, nếu bị táo bón, phân cứng, nóng trong. Nên sử dụng các món ăn có tác dụng bổ mát, nhuận tràng, tiêu viêm,...

Rau diếp cá
  • Canh rau đay, mồng tơi nấu canh cua, mướp nấu canh đậu phụ
  • Ngọn và lá khoai lang xào tỏi
  • Rau diếp cá ăn sống hoặc nấu nước uống
  • Đậu xanh nấu với nấm mèo
  • Các món chế biến từ cà chua, cà tím, rau dền, đậu bắp, đậu đen, nha đam
  • Sinh tố đu đủ chín, hồng xiêm chín, dâu tây uống 1- 2 lần/ngày
  • Kiêng ăn mặn, cay, nóng như tiêu, ớt, tỏi, cà-ri,...

Tác dụng: Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhuận tràng, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa táo bón,...

Nếu đi đại tiện phải rặn nhiều, đại tiện xong rất mệt, chân tay không ấm là do hàn táo, khí hư,... nên ăn thực phẩm bổ khí, nhuận tràng như:

  • Gạo lứt muối mè
  • Lươn tiềm đảng sâm
  • Mè đen nhai sống hoặc rang ăn
  • Cá rô kho mộc nhĩ
  • Đu đủ hầm xương heo
  • Hoa lý xào hẹ
  • Các loại rau thơm
  • Các món ăn chế biến từ mật ong, mè đen, đậu đỏ, cải xoong, rau má, chuối, đậu đũa,...
  • Nên kiêng ăn chua, đắng, lạnh như cà, cam, măng, nước dừa,...

Đối với bệnh trĩ mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, nên sử dụng món có tác dụng ích khí, sinh huyết, nhuận tràng:

  • Nước vừng đen: vừng đen sao vàng, tán nhỏ cho vào lọ, mỗi lần sử dụng 20 – 30g pha đường uống thường xuyên
  • Canh hoa lý: Hoa lý, đậu phụ, hành nấu canh ăn nóng với cơm
  • Các loại rau tốt cho bệnh nhân trĩ: Rau húng, kinh giới, tía tô, rau mùi, cải xoong, hành, hẹ, các loại rau thơm,...

>>Xem thêm: Bệnh trĩ khám ở đâu tốt [4 địa chỉ chữa trĩ an toàn Hà Nội]

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết người bệnh trĩ nên ăn gì, nên làm gì tốt nhất? Bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ, uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm giàu sắt. Song song với đó, bạn cần tiến hành điều trị bệnh trĩ sớm để tránh những hậu quả khó lường. Mọi chi tiết liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999


Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ nên ăn gì

bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào

bị trĩ có nên ăn sữa chua

bệnh trĩ ăn trái cây gì

cách chữa bệnh trĩ

bệnh trĩ là gì

thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ

bệnh trĩ kiêng rau gì

bị lòi dom nên ăn gì