Bệnh trĩ có đẻ thường được không? Có an toàn cho mẹ và bé

Bệnh trĩ có đẻ thường được không? Đây là câu hỏi rõ ràng nhưng không phải chị em phụ nữ nào cũng có thể trả lời được. Bởi vì đã bị bệnh cần phải xem bệnh ở mức độ nào thì bác sĩ mới có thể đưa ra “phán quyết cuối cùng” được.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị bệnh trĩ

Bệnh trĩ có đẻ thường được không? Đâu là nguyên nhân khiến bà bầu bị bệnh trĩ? Bình thường, ở hậu môn sẽ có các mô và tĩnh mạch kiểm soát phân thải ra ngoài. Khi các mô và tĩnh mạch này bị viêm và sưng phồng sẽ lên tạo thành các búi trĩ. Búi trĩ càng to và tuột ra ngoài càng nhiều thì càng ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. 

Bệnh trĩ thường gặp ở những bệnh nhân ngồi lâu, thường xuyên bị áp lực lên ổ bụng. Trong đó, bà bầu là đối tượng dễ mắc bệnh nhiều hơn cả. Thống kê của Bộ y tế năm 2017 cho biết có đến 50% mẹ bầu bị trĩ.

Bà bầu bị trĩ

Khi mang thai, kích thước và trọng lượng của thai nhi gây áp lực rất lớn lên ổ bụng, nhất là giai đoạn 3 tháng cuối. Ngoài ra, sự gia tăng progesterone khi mang thai sẽ làm giãn các cơ ruột, ảnh hưởng đến sự co bóp tự nhiên của ruột. Bà bầu sẽ dễ bị táo bón hơn. Táo bón lâu ngày sẽ chuyển sang trĩ.

Ngoài ra, một số sản phụ lúc sinh con bị rạch tầng sinh môn, khi khâu lại sẽ tác động đến một số mạch máu ở hậu môn. Khi không có chế độ sinh hoạt khoa học, những người này rất dễ bị trĩ.

Trong khi đó, ở lần sinh thường đầu tiên bắt buộc phải rặn mạnh, người mẹ lấy hết sức lực đẩy thai ra ngoài. Điều này sẽ làm cho bệnh trĩ nặng thêm. 

Mặc khác, nếu mẹ từng bị trĩ và mang thai lại lần 2 quá gần lần 1 sẽ khiến tình trạng mắc bệnh trầm trọng hơn vì các cơ vòng chưa kịp hồi phục. Khi đó, việc bà bầu bị trĩ sinh thường cần phải hết sức cân nhắc.

Những tác động của bệnh trĩ đối với mẹ và con

Bệnh trĩ có đẻ thường được không? Tác động của bệnh trĩ đối với mẹ và con là gì? Hậu môn dù là bộ phận nằm rất gần với tử cung của phụ nữ, tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra bệnh trĩ này không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Dù thế, mang thai bị trĩ xét về khía cạnh khác vẫn là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của người mẹ không tốt.

Bệnh trĩ làm hậu môn trở nên nặng nề, gây trở ngại khi bà bầu di chuyển và đi đại tiện. Bình thường, sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai vốn khiến tâm lý bà bầu thay đổi thất thường, rất dễ cáu gắt. Nếu cộng thêm bị bệnh trĩ “hành hạ”, bà bầu sẽ càng thêm bức bối và khó chịu.

Những trường hợp bị trĩ nặng (đại tiện ra máu) có thể gây nguy hiểm cho bà bầu. Khi tĩnh mạch bị tổn thương nặng, lượng máy sẽ ra thành tia hoặc tụ lại thành giọt. Điều này sẽ gây thiếu máu ở bà bầu.

Thông thường, phụ nữ mắc trĩ trước khi mang thai sẽ bị nặng hơn khi họ mang thai. Ngoài ra, khi mắc trĩ trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ. Bệnh sẽ khiến sự tuần hoàn máu nửa dưới cơ thể bị chậm và tăng áp lực lên các tĩnh mạch, khiến chúng bị sưng. Tính trạng này gây chứng táo bón ở bà bầu.

Đối với thai nhi, bệnh trĩ sẽ không ảnh hưởng trực tiếp. Trừ khi mẹ bầu dùng thuốc đặc trị bệnh. Do đó, muốn điều trị ngay bằng kháng sinh hay sử dụng các phương pháp điều trị tạm thời nào đó, bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước. Tự ý điều trị không những ảnh hưởng đến thai nhi mà còn khiến nguy cơ tái phát lại bệnh cao và nặng hơn so với lần đầu.

Bà bầu bị trĩ có đẻ thường được không? 

Bệnh trĩ có đẻ thường được không? Nếu bà bầu bị trĩ thắc mắc mình có sinh thường được không sẽ nhận được lời khuyên là tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thực tế, bà bầu bị trĩ sinh thường vẫn có thể an toàn.

Bệnh trĩ được chia làm 4 mức độ. Trĩ độ 1 là trĩ chưa sa ra ngoài. Trĩ độ 2 là sa ra ngoài nhưng có thể tự co lên. Trĩ độ 3 là sa ra ngoài, phải lấy tay đút lên. Trĩ độ 4 là thường xuyên nằm ở ngoài. Đối với người bệnh ở độ 3 và 4 thì các búi trĩ sẽ phát triển to gây sung huyết, sa búi trĩ gây tắc nghẽn mạch và buộc phải phẫu thuật.

  • Bà bầu bị trĩ cấp 1 và 2 (cấp độ nhẹ): 

Nếu mẹ bầu có sức khỏe ổn định, thường những trường hợp này sẽ được bác sĩ chỉ định sinh thường. Sinh thường luôn được khuyến khích vì nhiều ưu điểm và tốt cho sự phát triển của thai nhi sau này. Tuy nhiên, ở góc độ khác, sinh thường nghĩa là mẹ bầu phải dùng hết sức để rặn. Điều này sẽ khiến các búi trĩ thò ra ngoài nhiều hơn, gây nhiễm trùng và một số tổn thương khác.

Trĩ cấp độ nhẹ
  • Bà bầu bị trĩ cấp 3 và 4 (cấp độ nặng): 

Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu sinh mổ để giảm thiểu những nguy cơ khi vượt cạn. Bởi nếu sinh thường, trong lúc rặn mạnh, các tĩnh mạch sẽ giãn nỡ nhiều hơn, các búi trĩ vốn đã sa ra ngoài và gây chảy máu sẽ gây mất nhiều máu hơn. Ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người mẹ.

Trước khi sinh thường hay sinh mổ, mẹ bầu nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để cân nhắc các nguy cơ. Tóm lại, bà bầu bị trĩ sinh thường vẫn an toàn nếu bệnh nhẹ, sức khỏe mẹ tốt và đã được ý kiến tham vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

Bà bầu bị trĩ phải làm sao?

Bệnh trĩ có đẻ thường được không? Bà bầu bị trĩ phải làm sao? Trong bất kỳ bệnh gì, phát hiện càng sớm, hiệu quả chữa khỏi càng cao. Bệnh trĩ cũng vậy, nếu nghi ngờ mình bị trĩ, bà bầu nên đi kiểm tra ngay. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bà bầu bị trĩ sinh thường vẫn an toàn.

Có rất nhiều cách điều trị trĩ cho bà bầu, những cách này có thể giúp tình trạng bệnh nhẹ hơn và giúp mẹ sinh thường.

>>Xem thêm: Bệnh trĩ kiêng gì và nên ăn gì [Chia sẻ từ chuyên gia]

Bà bầu hạn chế nằm ngửa
  • Đi vệ sinh cố gắng không rặn, không ngồi quá lâu để tránh gây áp lực hậu môn.
  • Tập thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định trong ngày.
  • Tăng cường thực phẩm nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tích cực tập thể dục dành cho bà bầu, đặc biệt là các bài tập liên quan đến xương chậu.
  • Trường hợp bệnh nhẹ, mẹ bầu có thể ngâm phần dưới trong nước nóng từ 10-15 phút mỗi ngày để kích thích lưu thông máu.
  • Dùng túi đá chườm lên vùng sưng để giảm đau.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn mỗi lần đi đại tiện bằng giấy mềm hoặc rửa bằng nước ấm, không dùng xà phòng.
  • Hạn chế ngồi quá lâu.
  • Khi ngủ cần hạn chế nằm ngửa. Tốt nhất là nghiêng sang trái để giảm máu ứ đọng ở hậu môn.
  • Ngoài ra, mẹ bầu nên đi kiểm tra thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh và nhận các lời khuyên từ bác sĩ để có cách trị bệnh hiệu quả nhất.

Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là phương pháp cuối cùng, hiệu quả và có thể dứt điểm bệnh. Phụ nữ mang thai vẫn có thể sử dụng phương pháp này nếu bệnh quá nặng. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ không áp dụng trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ vì nguy cơ sảy thai và sinh con rất cao.

Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh xong như thế nào?

Bệnh trĩ có đẻ thường được không? Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh xong như thế nào? Trường hợp nhẹ, mẹ sau sinh có thể điều trị bệnh trĩ tại nhà. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý đến quá trình cải thiện phải từ từ vì tử cung và cơ vòng còn rất yếu. Chúng cần thời gian để hồi phục và trở lại trạng thái bình thường.

Ngoài các biện pháp giảm nhẹ bệnh trĩ được thực hiện lúc mang thai, mẹ có thể dùng thuốc giảm đau an toàn với mẹ đang cho con bú như: acetaminophen (Tatanol hay Panadol) hay ibuprofen. Mẹ chỉ nên dùng đúng liều, đừng lạm dụng.

>>Xem thêm: 8 lương y chữa bệnh trĩ nổi tiếng ở Hà Nội

Muốn đẩy nhanh việc chữa lành bệnh trĩ, mẹ bầu nên:

  • Phòng ngừa và trị chứng táo bón.
  • Không nhịn đại tiện. Nếu sợ đau mà nhịn sẽ khiến cho bệnh tình càng trầm trọng hơn.
  • Sử dụng các bài tập để săn chắc vùng đáy chậu.

Bệnh trĩ có đẻ thường được không? Nếu trĩ nhẹ đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà nhưng tình trạng bệnh vẫn còn dai dẳng. Thậm chí nặng hơn trước thì thai phụ nên đi khám. Lưu ý khi đi khám và điều trị, mẹ nhớ nói với bác sĩ thời gian mình vừa sinh con để có được thời điểm và phương pháp điều trị trĩ an toàn và hiệu quả nhất.



Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ có đẻ thường được không

bị trĩ độ 3 có đẻ thường được không

bị trĩ có đẻ thường được không webtretho

bị trĩ khi rặn đẻ

cotripro gel có dùng được cho bà bầu không

cách làm co búi trĩ cho bà bầu

bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao

bầu bị trĩ có đẻ thường được không

bà bầu bị trĩ phải làm sao