Đi ngoài ra máu đen là bệnh gì? Cách chữa ở nhà

Đi ngoài ra máu đen cảnh báo bệnh gì là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm. Đại tiện ra phân đen là triệu chứng nghiêm trọng, bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan. Hiện tượng này cảnh báo các vấn đề liên quan đến tiêu hóa cần sớm phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý đúng đắn.

Đi ngoài ra máu nâu cảnh báo bệnh lý gì?

Đi ngoài ra máu đen cảnh báo bệnh lý gì? Không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng người bệnh cần lưu ý. Có khi là triệu chứng táo bón thông thường, nhiều khi là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm nào đó. 

1. Xuất huyết tiêu hóa

Triệu chứng: nôn ra máu, vã mồ hôi, lạnh tay chân, da nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt,... tình trạng tiêu hóa thường liên quan trực tiếp đến bệnh lý đường tiêu hóa: bệnh Crohn, loét dạ dày hành tá tràng, ung thư đại tràng, lỵ trực tràng,... 

2. Bệnh trĩ

Triệu chứng: Đi ngoài ra máu, máu có màu đỏ tươi, đỏ sẫm, nâu hay đen,... Người bệnh thấy ngứa, đau rát hậu môn, nhất là khi đại tiện.

Nguyên nhân: Do táo bón kéo dài hoặc do vấn đề tiêu hóa khác như ăn uống không khoa học, quan hệ tình dục bằng đường hậu môn,...

3. Nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân: Do nhiều nguyên nhân cùng kết hợp kích hoạt, thường gặp nhất là viêm nhiễm hậu môn – trực tràng, bệnh đường ruột, chấn thương, chế độ ăn không lành mạnh,...

Triệu chứng: đau rát, ngứa hậu môn, sợ đi đại tiện, u nhú hậu môn phì đại,...

Tác hại: Nếu không điều trị kịp thời, có thể chuyển thành mạn tính, khiến việc điều trị khó khăn,...

4. Polyp hậu môn

Nguyên nhân: thói quen ăn uống, tắc tĩnh mạch hậu môn, di truyền hay những tổn thương bên ngoài hậu môn,...

Triệu chứng: Chảy máu đường tiêu hóa dưới, đại tiện ra máu đen, đau bụng, tiêu chảy,... 

Tác hại: Nếu không điều trị sớm, phát hiện kịp thời, u lành tính có thể chuyển thành ác tính,... 

>>Xem thêm: Đi ngoài buồn nôn kèm đau bụng nguy hiểm hơn bạn tưởng

5. Viêm đại tràng

Nguyên nhân: Sử dụng kháng sinh kéo dài, ăn uống không lành mạnh, căng thẳng kéo dài,... 

Triệu chứng: Đại tiện lẫn máu, đau tức bụng, sôi bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa,...

6. Ung thư trực tràng

Nguyên nhân: Do sự xuất hiện của các khối polyp hay u nhỏ trong lòng trực tràng không được can thiệp kịp thời.

Giai đoạn đầu, triệu chứng ung thư trực tràng thường không rõ ràng. Nếu xuất hiện đại tiện ra phân đen, chứng tỏ khối u đã phát triển lớn. Ngoài ra, kèm theo các triệu chứng: giảm cân không rõ nguyên nhân, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, suy nhược, thiếu máu,...

Ung thư trực tràng

7. Các bệnh khác

  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Viêm hay rách thực quản
  • Bệnh về tai mũi họng
  • Viêm ruột hay u ruột non
  • Tiêu chảy
  • Táo bón

Uống thuốc sắt đi ngoài màu đen nguy hiểm không?

Uống thuốc sắt đi ngoài ra máu đen nguy hiểm không? Trong cơ thể, sự hiện diện của urobilin và stercobilin – dẫn xuất từ sắc tố mật, trộn vào phân nên phân có màu nâu. 

Khi sử dụng sắt, 1 phần sắt được hấp thu vào cơ thể để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng. Phần sắt còn lại trong đường tiêu hóa sẽ được chuyển hóa thành sản phẩm có màu đen, dẫn đến phân có màu đen.

Vì vậy, nếu uống sắt đi ngoài phân đen, bạn cũng không cần quá lo lắng. Vì đây là 1 hiện tượng không nguy hiểm.

>>Xem thêm: Đi ngoài ra bọt nguy hiểm không? Cách khắc phục triệt để

4 cách cải thiện hiện tượng uống sắt đi ngoài màu đen:

  • Uống sắt cùng nước hoa quả có vị chua: Cam, chanh,... chứa nhiều vitamin C, giúp việc hấp thu sắt được tốn hơn
  • Tránh xa chế phẩm chứa Canxi: Canxi và sắt được ví như “kẻ thù không đội trời chung”. Bổ sung đồng thời cả canxi và sắt có thể làm cản trở hấp thu của cả 2 và bị đào thải ra ngoài. Vì thế, thời gian bổ sung sắt và canxi cần tránh ít nhất là 2 tiếng. 
  • Điều chỉnh thời gian bổ sung sắt phù hợp: Không phải tất cả thuốc sắt đều có thời gian sử dụng giống nhau. Một số dạng hấp thu tốt hơn khi uống đói, một số thuốc sắt hấp thu tốt hơn khi uống no.
  • Thay đổi thuốc sắt: Nếu như trước đây, khi thuốc sắt. lúc đại tiện phân có màu đen hoặc nóng trong, táo bón,... Thì giờ đây, đã có dòng sắt mới có khả năng hấp thu tốt hơn, được chứng minh trên các thử nghiệm lâm sàng cho thấy hiệu quả điều trị thiếu máu tốt hơn dòng sắt ion hóa.

Cách chữa đi ngoài ra máu đen tại nhà tốt không?

Cách chữa đi ngoài ra máu đen tại nhà hiệu quả không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Tình trạng đại tiện ra phân đen thường liên quan trực tiếp tới vấn đề tiêu hóa. Người bệnh hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ gặp phải hiện tượng này khi thực hiện tốt các lời khuyên sau:

  • Tăng cường các loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như rau củ quả, ngũ cốc,... 
  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa. Điều này có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ táo bón, bệnh trĩ, ung thư đại trực tràng,...
  • Không sử dụng liều cao và kéo dài các loại thuốc giảm đau kháng viêm như aspirin, naproxen, diclofenac và ibuprofen.
  • Cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày mà cơ thể cần để hệ tiêu hóa hoạt động ở trạng thái tốt nhất
  • Tránh uống rượu bia thường xuyên. Vì thức uống này có thể gây ra kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa
  • Cân bằng tốt giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh những áp lực, stress trong công việc, cuộc sống, gia đình,...

Đi ngoài ra máu nên ăn gì để cải thiện nhanh

Đi ngoài ra máu đen nên ăn gì để cải thiện nhanh? Tình trạng này có thể là nguy cơ cảnh báo ung thư đại tràng, ung thư trực tràng, viêm loét đại tràng, polyp hậu môn,... Để bệnh nhanh khỏi, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số loại thực phẩm bệnh nhân nên ăn.

1. Thực phẩm giàu magie

Thực phẩm chứa hàm lượng magie cao: rau xanh (rau bina, rau ngót, súp lơ xanh, bí đỏ,...) các loại ngũ cốc nguyên hạt, quả hạnh nhân,... 

Bên cạnh đó là thực phẩm như hải sản, sữa, thịt,... cũng chứa lượng magie dồi dào, rất tốt cho sức khỏe, cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu. Ngoài ra, magie có tác dụng chuyển hóa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tăng cường nhu động ruột, giúp dạ dày làm việc trơn tru.

2. Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh (rau khoai lang, diếp cá, mồng tơi, rau đay, rau má,...) Củ cải, bơ, cà rốt, hạt đậu đen, thanh long, bưởi, vừng đen,... 

Thực phẩm giàu chất xơ

Tác dụng: Nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón, thường xuyên sử dụng chất xơ sẽ ngăn chặn bệnh khó tiêu, giúp dạ dày hoạt động tốt hơn,...

3. Thực phẩm giàu vitamin C

Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, chanh, bưởi, quýt, lê, mận,... 

Lưu ý là chỉ ăn những trái cây này khi bụng no, nhất là những người có tiền sử bệnh dạ dày, không nên bổ sung quá nhiều. 

Tác dụng: Hỗ trợ điều trị chứng đại tiện ra máu đen, chất chống oxy hóa, thanh nhiệt, giải độc cơ thể, tăng cường sức đề kháng,... 

4. Nguồn thực phẩm giàu Rutin

Thực phẩm giàu thành phần rutin như cam, bưởi, lúa mạch, diếp cá, rau má,... 

Tác dụng: Chống oxy hóa, tăng sức bền tĩnh mạch, cải thiện chứng đại tiện ra máu đen,...

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết đi ngoài ra máu đen cảnh báo bệnh gì? Mức độ nguy hiểm ra sao và cách điều trị tại nhà. Nếu còn bất cứ điều gì băn khoăn, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí. 



Các tìm kiếm liên quan đến đi ngoài ra máu đen

đi ngoài ra máu nên ăn gì

đi ngoài phán đen

đi ngoài ra máu nâu

viêm đại tràng đi ngoài ra máu

đau bụng bên trái đi ngoài ra máu

cách chữa đi ngoài ra máu

trẻ đi ngoài ra máu đỏ tươi

uống thuốc sắt đi ngoài màu đen